Đảm bảo ATGT trong mùa mưa lũ

Đặc thù là tỉnh miền núi, các tuyến giao thông thường đi qua khu vực núi cao, vực sâu, địa chất thủy văn phức tạp, thảm thực vật mỏng, nên khi mưa lũ, hay xảy ra nguy cơ sụt, trượt taluy, sa bồi và ngập úng, khiến việc khắc phục thiệt hại, bảo đảm giao thông trước và trong mùa mưa lũ gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch chi tiết, ứng phó với các tình huống xảy ra trong mùa mưa lũ.

Công nhân Hạt quản lý quốc lộ 6b vét dọn bùn đất tràn ra đường do mưa lũ.

 

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài là 18.608 km; gồm: 884,6 km quốc lộ; 959,7 km đường tỉnh; 2.051 km đường huyện; 242,2 km đường đô thị; 5.596,4 km đường xã; 309,1 km đường chuyên dùng và 8.564,9 km đường giao thông nông thôn khác. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 4 đợt mưa cường độ lớn, trên diện rộng; đặc biệt ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 vào giữa tháng 6 vừa qua đã bồi lấp rãnh dọc, lòng cống, sụt lở ta luy âm; sụt trượt ta luy dương; sa bồi mặt đường, hư hỏng kết cấu công trình, ngập úng cục bộ gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ: 37, 43, 4G, 6C, 279D, 279 và các đường tỉnh: 102, 107, 108, 110, 112... với chiều dài sạt lở 350m; sụt, sa bồi khoảng 70.806 m³ đất đá; hư hỏng 60 cầu cống và khoảng 5.487m rãnh dọc, tổng thiệt hại khoảng 10,7 tỷ đồng.

Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị huy động mọi nguồn lực để khắc phục, đảm bảo thông xe, an toàn trên toàn tuyến. Đối với các khối lượng sụt ta luy âm, hư hỏng mặt đường, công trình phức tạp, Sở đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương lập hồ sơ xin chủ trương của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với tuyến quốc lộ để kịp thời khắc phục sửa chữa.

Cùng với đó, Sở Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án phân luồng giao thông trên hệ thống quốc lộ, đường tỉnh; xây dựng phương án cụ thể, kịp thời xử lý các tình huống, sự cố, dạng thiên tai xảy ra. Đồng thời, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN từ Sở đến các đơn vị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và các đơn vị, đảm bảo thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, phối hợp kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ chủ động kiểm tra, sửa chữa hư hỏng mặt đường, thông cống rãnh khơi thông dòng chảy; gia cố những vị trí công trình bị hư hỏng; điều chỉnh, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ để phòng chống bão lũ; kiểm tra các vị trí xung yếu, tiềm ẩn mất an toàn (cầu yếu, các vị trí nguy cơ sụt trượt), tuyến đường độc đạo có phương án bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị vật tư dự phòng phù hợp để ứng cứu kịp thời trong mọi tình huống.

Ông Trần Công Thìn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông I Sơn La, cho biết: Công ty đang quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường và cầu trên các tuyến tỉnh lộ 108, 109, 111, 117 và quốc lộ 4G, 6B, 279, 279D, với tổng chiều dài 451km. Công ty đã tăng cường kiểm tra, nhận dạng các vị trí tiềm ẩn mất an toàn, nguy cơ xảy ra thiệt hại trong mùa mưa lũ để giải tỏa, di dời; kiểm tra rà soát các vị trí xung yếu, dòng chảy thượng hạ lưu cầu, cống để khơi thông, xử lý trước mưa lũ nhằm tránh thiệt hại lớn hơn. Căn cứ tình hình cụ thể của từng tuyến đường, thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, chủ động ký hợp đồng nguyên tắc với doanh nghiệp, người dân có máy móc, thiết bị trên tuyến đường được giao quản lý, khi có tình huống ách tắc xảy ra có thể sử dụng ngay máy móc để đảm bảo giao thông kịp thời.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Sở đã cập nhật, bổ sung vào phương án phòng chống lũ bão của ngành theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể khi dịch bệnh xảy ra như: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN ngành, của các đơn vị trong trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và cán bộ, người lao động được huy động tham gia  ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, cho biết: Năm nay, Sở đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó về thiên tai giữa Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Sở với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các đơn vị. Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường đóng trên địa bàn các huyện, thành phố có nguy cơ cao xảy ra dịch COVID-19, song song với triển khai ứng phó với dịch bệnh cần rà soát, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai phù hợp theo hướng phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp hạn chế.

Dự báo mùa mưa lũ năm nay diễn biến phức tạp, cực đoan bất thường, thiệt hại do mưa lũ đối với các công trình giao thông sẽ rất lớn. Tin tưởng với phương án, giải pháp cụ thể của ngành giao thông vận tải đã đề ra sẽ góp phần giảm thiểu về thiệt hại, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt, an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.
  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.