Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Tối 31/7, tại quảng trường Hoà Bình (thành phố Hoà Bình), Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022, đồng thời đón nhận Bằng công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Hòa Bình là: Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình và Lễ hội truyền thống Khai Hạ của người Mường.

Dự Chương trình nghệ thuật có các đồng chí: Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Đình Khang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Tổng kiểm toán phụ trách Kiểm toán Nhà nước, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;  lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Đại sứ quán bước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố.





Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước và các đại biểu dự Chương trình.

Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Nguyên là lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ; các đồng chí trong BTV, nguyên là Thường vụ Tỉnh uỷ qua các thời kỳ; các đồng chí trong Đoàn ĐBQH tỉnh; Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; đại biểu các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, HĐND, UBND các huyện, thành phố; đại diện Công ty Cổ phần tập đoàn Mặt trời; đại diện các doanh nghiệp Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có hợp tác với tỉnh Hoà Bình.


Tiết mục nghệ thuật đậm bản sắc Hòa Bình chào mừng Chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hòa Bình là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộcMường, Thái, Tày, Dao, Mônglà cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc Chương trình.

Hòa Bình còn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan hùng vĩtươi đẹp làm say đắm lòng ngườiĐặc biệt, hồ Hòa Bình với phong cảnh non nước hữu tình đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí... Những tiềm năng, thế mạnh đó đã được tỉnh Hòa Bình tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh Hoà Bình đặc biệt chú trọng đến việc thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng du lịch, đảm bảo kết nối với hạ tầng giao thông và thiết chế văn hóa để ngành du lịch tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu xây dựng tỉnh Hòa Bình là tỉnh tăng trưởng xanh, là trung tâm du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng và trải nghiệm chất lượng cao của khu vực và thế giới. 

Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình – Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022 được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình. Đây là sự kiện văn hóa được dàn dựng và tổ chức công phu, hoành tráng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại, góp phần giới thiệu, quảng bá những hình ảnh về đất nước, con người cũng như tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới đông đảo người dân, bạn bè quốc tế và du khách gần xa.

Ngay sau phát biểu khai mạc của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đã công bố và trao bằng chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho tỉnh Hoà Bình là: Tri thức dân gian Lịch tre (Lịch Đoi/Roi) theo Quyết định số 1756/QĐ – BVHTTDL ngày 26/7/2022 của Bộ VH – TTDL và di sản văn hoá Lễ hội Khai hạ của người Mường các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình theo Quyết định số 1757/QĐ – BVHTTDL ngày 26/7/2022 của Bộ VH – TTDL. 



Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL trao Bằng chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho Tri thức dân gian Lịch tre và  Lễ hội truyền thống Khai Hạ của người Mường tỉnh Hoà Bình. 

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chúc mừng tỉnh Hoà Bình được công nhận 2 di sản văn hoá trở thành di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.


Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước phát biểu tại Chương trình.

Đồng chí Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội truyền thống Khai hạ được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thể hiện trình độ phát triển cao, không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Mường ở khắp mọi miền đất nước, mà còn là niềm vui chung của các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Những giá trị văn hóa đặc sắc này chính là sợi dây cố kết cộng đồng, là cội nguồn sức mạnh được gìn giữ, bồi đắp, trao truyền từ đời này qua đời khác, giúp cho người dân ở mảnh đất này vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vững bước đi lên, xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phấn đấu vươn lên, tiến hành đổi mới trên mọi lĩnh vực và thu được nhiều kết quả khá toàn diện: Kinh tế tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp; văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng – an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố và ngày càng vững mạnh.

Mong rằng, 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được vinh danh hôm nay, cùng hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú của Tỉnh nhà sẽ tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình giữ gìn, bồi đắp, trở thành động lực và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Xem toàn văn bài phát biểu). 

 Phát biểu đáp từ, đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ trân trọng cảm ơn đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã luôn quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua. Tỉnh Hòa Bình xin tiếp thu đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Đồng chí nhấn mạnh: Việc được công nhận "Tri thức Lịch Đoi (Lịch tre) của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” và "Lễ hội Khai Hạ của người Mường” huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia là niềm tự hào của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hoà Bình. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình sẽ quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, phấn đấu xây dựng Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Bước vào phần hội, chương trình được tiếp nối với màn nghệ thuật đặc sắc theo 3 trục nội dung chính là: Miền đất cổ; Bản hoà ca xứ Mường; Vang xa thanh âm xứ Mường.


Miền đất cổ nhằm khắc hoạ vai trò quan trọng của nền văn hoá Hoà Bình cổ đại trong thời kỳ đồ đá mới. Giới thiệu nhân sinh quan… qua những tiết mục ca múa nhạc được lấy cảm hứng từ Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường Hoà Bình và sự đoàn kết giao hoà giữa đồng bào Mường và các dân tộc khác trong sự phát triển.


 

Bản hoà ca xứ Mường thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của văn hoá Hoà Bình giao hoà với các dân tộc vùng Tây Bắc. Điểm nhất của bản hoà ca xứ Mường là hoạt cảnh Lễ hội Khai Hạ 4 Mường tại Hoà Bình.

 Vang xa âm thanh xứ Mường thể hiện sự hoà quện, hội tụ tinh hoa các dân tộc Hoà Bình dệt nên một bức tranh tổng quan của văn hoá Hoà Bình rực rõ tinh hoa, đầy bản sắc và căng tràn sức sống.

Một số hình ảnh đặc sắc tại chương trình nghệ thuật:



 



Các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc được trình diễn tại Chương trình.


Đông đảo người dân theo dõi trực tiếp Chương trình tại Quảng trường Hòa Bình.

Kết thúc Chương trình là màn pháo hoa tầm thấp đầy ấn tượng.

Theo baohoabinh.com.vn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.