Cần có giải pháp đồng bộ bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và sản xuất: Kỳ 1: Những khó khăn và thách thức

Bể lắng xoáy tại Xí nghiệp cấp nước số 1 Thành phố.

Báo động tình trạng ô nhiễm
và cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt

Hiện nay, việc quản lý, khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt ở 10 huyện, thành phố (trừ huyện Vân Hồ) do Công ty CP Cấp nước Sơn La đảm nhận. Đơn vị bảo đảm cung cấp nước cho các thị trấn, thị tứ và một số vùng ven đô thị với tổng chiều dài 300 km đường ống truyền tải, hàng ngàn km đường ống dịch vụ, lượng khách hàng hơn 51.000 hộ. Hệ thống cấp nước của Công ty chia thành 2 nhóm: Đối với các nhà máy, trạm cấp nước xử lý nước mặt, tiến hành theo mô hình: Nước thô chảy về bể trộn hoá chất xử lý (phèn, polyme, vôi); sau đó đưa sang bể phản ứng và chuyển tới bể lắng lamel; tại bể lọc áp lực, các hạt cặn nhỏ lơ lửng chưa lắng sẽ được giữ lại, một phần vi sinh có trong nước cũng sẽ bị loại bỏ; nước sau khi đi qua bể lọc được dẫn về bể chứa và được châm hóa chất clo để khử trùng; sau đó bơm vào mạng lưới đường ống chuyển đến nơi tiêu thụ. Đối với các nguồn nước ngầm dưới đất (giếng khoan) tập trung ở Thành phố và các huyện Mai Sơn, Mộc Châu; do chất lượng nước thô khá tốt, nên nước sẽ từ giếng khoan bơm qua bể lọc áp lực vào bể chứa và khử trùng bằng clo...

Ông Nguyễn Văn Bá, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Sơn La cho biết: Hiện tại, Sơn La đang khai thác 34 nguồn nước, lưu lượng từ 200 đến 10.000 m3/ngày đêm (gồm khai thác 22 nguồn nước dưới đất và 12 nguồn nước mặt). Các nguồn nước dưới đất thường suy giảm về mùa khô, chỉ khai thác 60 đến 70% công suất thiết kế... Đặc biệt, việc thăm dò, khai thác trái phép nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân đang gây tình trạng sụt lún bề mặt, cạn kiệt nguồn nước do bị thủng các tầng chứa nước, phá vỡ kết cấu các mạch ngầm... ảnh hưởng đến sản xuất và gây nguy hiểm cho các công trình trên bề mặt.

Người dân  tổ 14, phường Quyết Thắng (Thành phố) phải mua nước sinh hoạt

không hợp vệ sinh do toàn Thành phố bị dừng cấp nước nhiều ngày vì ô nhiễm từ chế biến cà phê niên vụ 2018.

Gần đây, nguồn nước đang bị ô nhiễm do sơ chế nông sản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch phục vụ nhân dân, các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện đóng trên địa bàn. Theo thống kê, năm 2015 có 20 lần Công ty phải dừng cấp nước, tổng số 151 giờ đồng hồ; năm 2016 là 22 lần với 146 giờ dừng cấp nước; năm 2017 dừng cấp nước 27 lần với 400 giờ; năm 2018 dừng 2 lần với 12 giờ; đến hết tháng 3/2019, đã có 4 lần phải dừng cấp nước sinh hoạt ở Trạm Nà Sản (2 lần, 384 giờ) và Trạm Sốp Cộp (2 lần, 41 giờ).

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt

Hồi 17 giờ 30 phút ngày 4/1/2019, tại nguồn nước thô Trạm cấp nước Nà Sản (bản Noong Phụ, xã Chiềng Mung, Mai Sơn) phát hiện nước chuyển màu đen, có mùi hôi khó chịu, Xí nghiệp cấp nước Mai Sơn đã cho tạm dừng cấp nước, 2.000 hộ khách hàng trên địa bàn Nà Sản và khu vực thị tứ Hát Lót bị ảnh hưởng. Ngay sau khi xảy ra sự cố, phóng viên Báo Sơn La đã có mặt khi Tổ công tác của huyện Mai Sơn, Công ty CP Cấp nước Sơn La đi kiểm tra các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm tại khu vực xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, nơi có một số hộ, cơ sở chế biến cà phê, tinh bột sắn, bột dong... xả trực tiếp nước thải ra môi trường, gây mùi tanh hôi rất khó chịu. Ngày 5/1, Đoàn kiểm tra hoạt động chế biến tinh bột sắn tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh; chỉ bằng trực quan cũng thấy đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bởi trải dài trong thung lũng là loại nước màu đen, tanh hôi, thải ra từ việc chế biến tinh bột sắn... Sau khi dừng hoạt động chế biến tại Cơ sở, nguồn nước thô ở khu vực này mới có thể sử dụng trở lại.

Khu vực xả nước thải chế biến tinh bột sắn của Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh

được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước của Mai Sơn.

Tìm hiểu được biết, trên địa bàn huyện Mai Sơn đang có 4 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản và có 55 hộ gia đình sơ chế cà phê tươi, chế biến tinh bột sắn, dong riềng chưa có biện pháp xử lý chất thải theo quy định. Đầu năm 2018, huyện đã tổ chức 2 lớp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân bảo vệ môi trường, thu hút 140 lượt người tham gia; niên vụ sản xuất, chế biến cà phê, dong riềng, sắn đã tổ chức 3 hội nghị cụm xã về bảo vệ môi trường đối với chủ các cơ sở sơ chế nông sản tại 8 xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Hát Lót, Chiềng Chung, Mường Chanh, Chiềng Kheo, Chiềng Dong, thu hút 300 lượt người nghe...  Ông Nguyễn Thanh An, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường Mai Sơn cho hay: Năm 2018, huyện đã kiểm tra, xử lý 19 trường hợp vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường, phạt 59 triệu đồng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Tuy nhiên, việc xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sơ chế nông sản chưa triệt để, nên chỉ sau thời gian cơ quan chức năng vào cuộc, tình hình lại diễn biến ngày càng phức tạp... 

Một góc Xưởng chế biến cà phê của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế, xã Muổi Nọi (Thuận Châu).

 (Ảnh chụp ngày 13/3/2019).

Thuận Châu, một huyện đã hình thành và phát triển vùng trồng cây cà phê khá lớn với 5.257 ha (trong đó diện tích kinh doanh 3.756 ha), tập trung tại các xã: Nậm Lầu, Bản Lầm, Muổi Nọi, Bon Phặng, Tông Cọ, Chiềng Pha, Phổng Lái, Chiềng Bôm. Năm 2018, toàn huyện có 5.650 ha sắn; 7 cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động (3 cơ sở nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nước đã được UBND tỉnh phê duyệt). Tại xưởng chế biến của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế, sau mấy tháng dừng chế biến cà phê nhưng mùi hôi thối vẫn bốc lên nồng nặc từ các bể chứa nước thải, nước ở bể lắng đen ngòm, đặc quánh như bùn. Đơn vị này có diện tích nhà xưởng 400 m2, gồm 3 lò sấy tĩnh, 1 hệ thống máy tách vỏ, thu mua 80-120 tấn quả tươi/ngày... vậy mà không hề có giấy tờ gì liên quan đến bảo vệ môi trường. Thực tế xưởng chế biến có 2 hồ chứa (1 hồ chứa nước sản xuất có dung tích 279 m3 đáy lót bạt dứa; 1 hồ chứa nước thải sau sơ chế cà phê xây gạch bloc, đáy lát gạch bloc và thành láng xi măng, dung tích 1.500 m3); cách xưởng chế biến khoảng 100 m có 11 hồ chứa khác tổng dung lượng khoảng 48.000 m3, trong đó 1 hồ chứa nước thải đầu vào được lót bạt chống thấm HDPE; 1 hồ dự kiến chứa nước sau xử lý lót bạt chống thấm HDPE; 9 hồ chưa được lót bạt hoặc lót bạt dứa không có chức năng chống thấm và 1 hệ thống xử lý nước thải chưa được kiểm định. Trong các ngày 21/9/2018, 1/10/2018, 2/10/2018, Tổ kiểm tra của UBND huyện Thuận Châu đã 3 lần phát hiện Công ty xay xát cà phê, xả nước thải chưa qua xử lý ra các rãnh thu gom, tràn ra khu vực xung quanh... Ông Phạm Thu, đại diện Công ty nói: Chế biến cà phê ướt bắt buộc phải sử dụng rất nhiều nước. Khi xảy ra mưa lớn, những yếu tố khách quan như vỡ bờ, tràn nước ra ngoài là khó tránh khỏi. Chúng tôi mong được chính quyền cấp cho diện tích đất phù hợp, xa khu dân cư, xa hành lang bảo vệ nguồn nước, để làm xưởng chế biến, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định,  không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Tại thành phố Sơn La, vùng trồng chuyên canh cà phê tập trung tại các xã Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Ngần và phường Chiềng Sinh rộng tới 5.590 ha, 7.620 hộ trồng, sản lượng 11.608 tấn cà phê/vụ. Hiện trên, Thành phố có 16 cơ sở thu mua, chế biến nông sản đã được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra còn có hàng trăm hộ dân, cá nhân tự sơ chế sản phẩm (không thường xuyên, phụ thuộc vào giá cà phê). Các cơ sở đều sơ chế bằng phương pháp ướt, làm phát sinh lượng chất thải rắn và nước thải ô nhiễm cao và chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn, dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân quanh vùng.

Hiện công tác quản lý các cơ sở chế biến nông sản nói chung, cây cà phê nói riêng trên địa bàn tỉnh ta còn gặp nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến môi trường, nguồn nước sinh hoạt. Nguyên nhân chính là công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường cấp huyện, xã chưa thường xuyên; chưa thực sự quyết liệt trong xử lý vi phạm; các cá nhân, cộng đồng dân cư chưa quyết liệt đấu tranh với các hành vi vi phạm về môi trường, còn né tránh. Đặc biệt, chính quyền cơ sở chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác bảo vệ môi trường, còn trông chờ cơ quan chuyên môn; năng lực tổ chức quản lý môi trường bất cập, nhất là cấp xã; các xã chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý về môi trường mà do công chức địa chính xây dựng đảm nhiệm. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra vi phạm còn bất cập, trang thiết bị chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu đánh giá bằng trực quan, nên khó khăn trong xử lý vi phạm (thuê đơn vị đánh giá mức độ ô nhiễm mất nhiều thời gian, tính kịp thời không cao); chế tài để xử lý, ngăn chặn nguồn phát sinh ô nhiễm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa cụ thể; việc xác định các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình khó áp dụng; các đối tượng chây ì không thực hiện dẫn đến “nhờn luật”; cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu, trong khi đó địa bàn rộng, nhiều nhà máy và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ; chưa có quy hoạch khu vực xây dựng nhà máy sơ chế, sản xuất nông sản (đặc biệt là cà phê) tại các vùng chuyên canh...

(Còn nữa)

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.