Bảo đảm năm học mới chất lượng, đúng quy định

Nhằm đánh giá tổng quát công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị học cụ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; đồng thời, khắc phục những thiệt hại do mưa lũ, đảm bảo các điều kiện cho năm học 2017-2018, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  

Học sinh Trường PTDT bán trú THCS Nậm Lạnh (Sốp Cộp) chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường.

 

PV: Xin đồng chí cho biết, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp học chuẩn bị cho năm học mới được tổ chức như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Duy Hoàng: Để chuẩn bị cho năm học 2017-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai 6 cuộc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo từ cấp học mầm non đến cấp THPT, tập trung cụ thể hóa nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng định hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức - kỹ năng, phù hợp điều kiện của từng trường. Đối với công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, ngay từ cuối năm học 2016-2017, Sở đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục chủ động rà soát cơ sở vật chất hiện có, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các địa phương kế hoạch tu sửa, nâng cấp trong dịp hè 2017; phối hợp với UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa trường lớp học; cung ứng đầy đủ sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học.

Ngành đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương vận động nhân dân cùng tu sửa trường lớp học, nhà ở công vụ, bán trú tại 231 trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức cấp gạo kịp thời cùng các điều kiện khác bảo đảm nấu ăn cho học sinh bán trú ngay từ đầu năm học. Đến thời điểm này, trừ các trường bị thiệt hại lũ quét trên địa bàn huyện Mường La, còn lại hơn 800 đơn vị trường học trong toàn tỉnh đã sẵn sàng bước vào năm học mới theo kế hoạch.

PV: Xin đồng chí cho biết, những chỉ đạo của ngành để giúp các trường học bị thiệt hại do lũ quét ở huyện Mường La khắc phục hậu quả, bước vào năm học mới đúng quy định.

Đồng chí Nguyễn Duy Hoàng: Đêm mùng 2, rạng sáng ngày 3/8 địa bàn huyện Mường La đã xảy ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt, tại xã Nặm Păm và thị trấn Ít Ong, 4 học sinh chết, 2 học sinh có bố hiện đang mất tích, 2 học sinh bị thương, nhiều phòng học và các công trình phụ trợ bị lũ cuốn trôi hoàn toàn hoặc bị đất đá vùi lấp. Thiệt hại nặng nề nhất là Trường Tiểu học Nặm Păm với 23 phòng học, các công trình phụ trợ và toàn bộ trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Các trường Mầm non Nặm Păm, THCS Nặm Păm và 12 đơn vị trường học khác trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng nặng nề, ước tính tổng thiệt hại khoảng hơn 50 tỷ đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La huy động cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia khắc phục hậu quả; kêu gọi cán bộ, giáo viên trong toàn tỉnh, quyên góp ủng hộ cả vật chất và tinh thần, nhanh chóng khắc phục hậu quả tại các đơn vị trường học bị thiệt hại; xây dựng phương án khắc phục tạm thời, sửa chữa, gia cố lại nhà bán trú, cấp tạm 38 giường tầng, 76 bộ chăn, màn, chiếu, 1 bộ đồ dùng nấu ăn, cung ứng toàn bộ sách giáo khoa, thiết bị dạy học tối thiểu... cho các đơn vị bị thiệt hại nặng. Đồng thời, chủ động tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cho phép miễn, giảm học phí đối với học sinh vùng bị thiệt hại... với mục tiêu, bảo đảm cho học sinh vùng bị thiệt hại do lũ bước vào năm học mới đúng quy định.

 PV: Xin đồng chí cho biết những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của năm học 2017-2018.

Đồng chí Nguyễn Duy Hoàng: Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018, trước hết, tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn kết giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng; tăng cường nề nếp, kỷ luật, kỷ cương trường học và nêu cao đạo đức nhà giáo. Thứ ba, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống trường, lớp học; nâng cao chất lượng đội ngũ và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; tập trung xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; chăm lo đời sống, sinh hoạt ăn ở cho học sinh các trường nội trú, bán trú. Thứ tư, xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ. Phát động, tổ chức thực hiện “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2017 rộng khắp, thiết thực, hiệu quả. 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Nông thôn mới -
    70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là “túi bom” hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của Thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường. Ghi nhận những đóng góp của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cò Nòi đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Xứng đáng với truyền thống anh hùng, Cò Nòi hôm nay đang từng ngày khởi sắc.
  • 'Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả tháng 4/2024.
  • 'Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 24/4, Trường Chính trị tỉnh Sơn La phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Đề án số 03-ĐA/TU ngày 30/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đợt I). Dự lễ khai giảng có đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
  • 'Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 4; triển khai nhiệm vụ tháng 5.
  • 'Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch -
    Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
  • 'Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Những ngày cuối tháng 4, thăm Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, được nghe, tìm hiểu khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi càng tự hào về đoàn quân giải phóng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Khoa Giáo -
    Với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, sau hơn 3 năm thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên 66% số trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn chuyển biến rõ nét; tích cực thực hiện chuyển đổi số giáo dục.
  • 'Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Kinh tế -
    Khai thác tiềm năng nguồn nước, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại huyện Quỳnh Nhai, mô hình hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích.
  • 'Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Xã hội -
    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, huyện Bắc Yên đã tập trung chỉ đạo chủ động các phương án quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • 'Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Kinh tế -
    Là địa bàn thuộc khu vực lòng hồ sông Đà, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ có diện tích tự nhiên trên 5.200 ha với địa hình nhiều nương bãi, đồng cỏ. Tận dụng lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường.
  • 'Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Bản Quyết Thắng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã những năm trở lại đây đang có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển; cả bản có 62 hộ, nhưng hiện chỉ còn 1 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm. Năm 2023, Chi bộ bản Quyết Thắng được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả đó có vai trò đóng góp của bí thư chi bộ, trưởng bản Bùi Thị Dung.