Bám dân, vận động đưa trẻ đến trường

Mường Lạn là xã vùng III biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Sốp Cộp, đầu năm học 2021-2022, trên địa bàn xã có 55 học sinh bỏ học. Cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Lạn và thầy, cô giáo đến từng nhà vận động đưa trẻ đến trường.

Cùng Tổ vận động đến bản Pu Hao, tìm nhà của học sinh Ly Thị Ia và Ly Thị Dăư. Lúc này trời đã chập tối, nhưng căn nhà vẫn cửa đóng, then cài. Cô giáo Lò Thị Nga, giáo viên chủ nhiệm của hai em, cho biết: Hoàn cảnh của em Ia và Đăư rất éo le, bố mất sớm, mẹ đi bước nữa nên 4 chị em phải nghỉ học đến ở nhờ nhà chú ruột.

           

Cán bộ xã và Đồn Biên phòng Mường Lạn cùng giáo viên đến bản Pu Hao vận động học sinh đi học.

           

Đợi đến hơn 1 giờ đồng hồ mới thấy gia đình từ trên nương trở về nhà. Biết chúng tôi đến vận động cho con, cháu đi học, chủ nhà Ly A Phia, liền nói: Ôi, nhà khó khăn lắm, đông người, không có tiền để chúng nó đi học đâu; đi học thì lấy ai đi làm nương cho. Chia sẻ sự khó khăn của gia đình, Tổ công tác đã kiên trì giải thích, tuyên truyền, vận động. Cuối cùng anh Phia cũng đã nhất trí cho hai cháu trở lại trường học.

           

Điểm trường tiểu học Pu Hao có 176 em học sinh, đều là con em đồng bào dân tộc Mông và dân tộc Khơ Mú của hai bản Pu Hao và bản Huổi Lè. Đầu năm học, điểm trường có 7 em bỏ học do nhà ở xa phải đi bộ 5-6 km và hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Thầy giáo Lò Văn Khanh, Trưởng điểm trường Pu Hao, cho biết: Ngoài kiên trì vận động tuyên truyền, chúng tôi đã quyên góp tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, động viện các em đến trường.

           

Trường PTDT bán trú tiểu học Mường Lạn có một điểm trường trung tâm, 8 điểm trường tại các bản, với tổng số 1.412 em học sinh. Đa số các em là người dân tộc thiểu số ở các bản vùng cao. Hằng năm, trước khi bước vào năm học mới một tháng, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo rà soát, phân công giáo viên đến từng nhà để thông báo vận động các em đến trường học.

           

Thầy giáo Quàng Văn Hồng, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: Nhà trường phối hợp với chính quyền xã và cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Mường Lạn tổ chức đến tận các gia đình vận động, đến nay các em đều đã đi học trở lại. Giúp học sinh bắt kịp chương trình học, nhà trường đã xây dựng phương án dạy bù kiến thức. Đối với các em tại các điểm lẻ, tổ chức dạy thêm buổi chiều, còn tại điểm trường trung tâm tổ chức dạy thêm cả buổi tối.

           

Ông Lò Trọng Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Lạn, cho biết: Để học sinh không bỏ học, hằng năm, UBND xã Mường Lạn thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch, thành lập các Tổ vận động gồm lãnh đạo xã, giáo viên các điểm trường, cán bộ Đồn Biên phòng đến tuyên truyền, thuyết phục để phụ huynh tạo điều kiện cho con, cháu đến trường học đầy đủ.

           

Đồng hành cùng với các thầy, cô giáo, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lạn góp vai trò quan trọng trong việc vận động, tuyên truyền để các em được đến trường đầy đủ. Đơn vị thường xuyên cử cán bộ xuống các bản, trường học, điểm trường để nắm tình hình, cùng xã, nhà trường tháo gỡ khó khăn. Đội công tác vận động quần chúng thực hiện tốt “bốn cùng”, tuyên truyền, vận động bà con cho con em đi học chữ, đi nhà trẻ, mẫu giáo, kể cả người lớn trong độ tuổi đi học xóa mù chữ.

           

Thiếu tá Lò Văn Tuân, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mường Lạn, chia sẻ: Chúng tôi thường lên nương vừa làm giúp dân, vừa vận động bằng tiếng dân tộc để họ hiểu, tạo điều kiện cho con em đến lớp. Đồng thời, cùng với già làng, người có uy tín trong cộng đồng tối đến từng hộ dân vận động. Ngoài ra, đơn vị thực hiện tốt Chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn biên phòng”, đơn vị đang đỡ đầu 6 em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, đã đỡ đầu một em từ lớp 6 đến khi tốt nghiệp phổ thông và đã thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

           

Với sự vào cuộc kịp thời của cấp ủy, chính quyền và cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng cùng sự nhiệt huyết của thầy, cô giáo đối với việc học của con trẻ vùng biên giới Mường Lạn, hiện số trẻ trong độ tuổi đã ra lớp đầy đủ, phổ cập các bậc học đúng độ tuổi, chất lượng dạy và học đang ngày một nâng cao, góp phần chắp cánh ước mơ con chữ.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.