Ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái Sơn La

Sơn La được du khách biết đến là vùng đất nhiều cảnh đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, có ẩm thực độc đáo của các dân tộc. Trong đó, ẩm thực của đồng bào Thái là sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu và phương thức chế biến được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

 

 

 

Ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái Sơn La giới thiệu tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch

các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV.

                 

Món nướng của người Thái Sơn La thường mang hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối. Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị còn được nướng, rang lên để khơi dậy vị thơm đặc trưng. Thịt trâu hoặc bò, lợn bản được thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món cá nướng hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt, mắc khén. Món cá nướng gập còn gọi là “pa pỉnh tộp”, người dân chọn những con cá chép, trôi hay trắm, rô phi rồi mổ lưng, để nguyên nội tạng, bỏ mật. Gia vị cho vào bụng cá gồm: Mắc khén, gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng... Sau khi cá được nhồi ra vị, ngấm đều, gập đôi lại, rồi kẹp lại nướng trên than củi hồng. Người nướng cẩn thận để cá không bị ám khói, giữ được hương vị đặc trưng. Cá chín đều không khô, không cháy, vàng ươm toả mùi thơm cay cay của mắc khén, vị béo, ngọt của cá và các loại gia vị tạo cảm giác cho du khách nhớ mãi không quên.

                 

Cùng với món nướng, những món truyền thống của đồng bào Thái được chế biến từ gạo nếp là cơm lam, xôi ngũ sắc. Để làm món cơm lam, gạo nếp nương, ngâm ủ qua đêm. Sau đó cho vào ống tre, thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối, đốt trên bếp lửa đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín. Sau đó chẻ tách từng phần cật chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn. Đối với món xôi ngũ sắc, người dân thường chọn gạo nếp tan hạt mẩy, chắc, bóng; ngâm vào nước lá cây “khảu cắm” tạo thành các màu xôi khác nhau: trắng, tím, đỏ, vàng, xanh, tượng trưng cho âm, dương, ngũ, hành, tình đoàn kết các dân tộc anh em.

                 

Bên cạnh những món ăn chính, thì món nộm cũng hấp dẫn du khách thập phương. Nguyên liệu để làm các món nộm rất đa dạng và dễ tìm kiếm. Khi chỉ là các loại rau rừng, hoa ban, hoa chuối, kết hợp thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng. Một trong những món nộm đặc trưng là món nộm da trâu mang lại cảm giác thú vị khi thưởng thức. Da trâu rất dày và cứng nên phải chế biến rất cầu kỳ, khéo léo, tỉ mỉ để lớp da trâu mềm, dai ngon sần sật, chua chua, ngọt ngọt còn có vị bùi của lạc rang. Đặc biệt, món ăn này có vị chua thơm, thanh thanh không phải từ dấm hay chanh mà từ nước măng chua. Nước măng chua làm cho da trâu trở nên mềm, giòn và không bị ngấy. Chính vì sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên một món ăn đặc sản lạ miệng dành cho du khách.

                 

Nói đến ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La, không thể không nhắc đến món canh bon. Những nguyên liệu để chế biến món ăn rất cầu kỳ, thành phần chính chỉ gồm lá “bon”, cà rừng, ớt, mắc khén, hành củ, bạc nhạc bò hoặc thịt bò, muối, mì chính, lá lốt... Cây bon sau khi hái về rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi ngâm qua nước muối loãng. Sau đó, đem bon thái nhỏ cho vào nồi nấu với thịt bò hoặc xương bò. Sau khi thịt và bon trong nồi đã nhừ, người nấu cho rau và các gia vị đã chuẩn bị vào nồi canh và nêm sao cho vừa ăn. Khi thưởng thức canh bon, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của mắc khén, vị bùi ngậy của bon, vị cay của ớt, quện với vị ngọt của thịt tất cả tạo nên hương vị đậm đà không thể trộn lẫn với bất kỳ món canh nào khác. Bên cạnh các món ăn kể trên, các món đồ chấm cũng là điểm nhấn đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái Sơn La. Từ hạt mắc khén, ớt nướng và rất nhiều loại gia vị khác, người chế biến đã làm nên món chẩm chéo mang vị cay, nồng đặc trưng, không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người dân địa phương.

                 

Còn nhiều món độc đáo của đồng bào các dân tộc Sơn La khó có thể thể kể hết. Đến với Sơn La, đừng quên thưởng thức những món ăn mang hương vị riêng có của vùng đất Tây Bắc này!.

 

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'BĐBP Sơn La hưởng ứng “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”

    BĐBP Sơn La hưởng ứng “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hưởng ứng “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”, trong tháng 4, cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La, Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động và các đồn biên phòng đã tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc sách với thông điệp “Sách cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay – mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc – tai nghe”.
  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.